Sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

Vôi trong thủy sản là gì ? Tại sao dùng vôi trong nuôi trồng thủy sản? Tác dụng của vôi trong xử lý ao hồ nuôi tôm,cá ? Cách sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản ?

Sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm cá nói riêng thì việc tạo ra được những sản phẩm chất lượng, an toàn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp; Bởi càng ngày thì người tiêu dùng càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, độ sạch cũng như độ an toàn của sản phẩm.

Và để tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng  thì công tác chuẩn bị trước và trong khi nuôi trồng đóng một vai trò hết sức quan trọng; Chuẩn bị tốt ao, hồ nuôi sẽ tạo một môi trường nước sạch tốt cho tôm, cá, tăng sức đề kháng và hạn chế được việc sử dụng kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm, cá sau này.

  Nông dân bón vôi cải tạo đất

Tại sao dùng vôi trong nuôi trồng thủy sản?

Bên cạnh những hóa chất đắt tiền thì việc sử dụng vôi trong xử lý ao, hồ nuôi tôm cá vẫn là một lựa chọn hàng đầu đối với người nuôi trồng vì sự kinh tế mà nó đem lại mà chất lượng vẫn đạt được những yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó thì ở nông thôn nguồn cung cấp vôi để xử lý khá là dồi dào và dễ tìm kiếm.

Tác dụng của vôi trong xử lý ao hồ nuôi tôm, cá

Đa số các loại tôm cá nước ngọt chỉ có thể sống trong môi trường nước có pH dao động từ 6.5-8.5; Khi pH của nước quá thấp ( PH nhỏ hơn 5) với biểu hiện là nước có độ chua nhất định thì lượng khí CO2 hòa tan trong nước lớn điều này đồng nghĩa với hàm lượng khí O2 thấp dẫn đến việc hình thành môi trường yếm khí thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển; Và trong trường hợp này việc sử dụng vôi có tác dụng làm tăng pH (khử chua) cho môi trường tạo điều kiện sống thuận lợi cho tôm, cá.

Ngoài ra vôi còn có tác dụng tiêu diệt các loại cá tạp và địch hại trong nuôi trồng tôm,các loại rong tảo và cả các vi trùng, mầm bệnh trong ao. Vôi giúp cho mùn bã đáy ao dễ phân hủy hơn, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện, thức ăn tự nhiên của tôm cũng từ đó mà phát triển phong phú hơn.

Vôi còn có tác dụng cung cấp Canxi (Ca2+) tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển trong quá trình hình thành vỏ.

Thu hoạch vụ tôm

Phân loại vôi trong xử lý môi trường nuôi trồng

Hiện nay trên thị trường có những loại vôi chính sau:

1. Vôi nông nghiệp: Có công thức hóa học là CaCO3. Được chế tạo từ đá vôi, san hô, vỏ sò nghiền nhỏ. Chất lượng của loại vôi này cũng khác nhau tùy vào những tạp chất được trộn vào. Nhưng theo khuyến cáo thì nên sử dụng vôi có hàm lượng CaCO3 lớn hơn 75%. Đá vôi mịn là thích hợp nhất cho ao nuôi tôm. Vôi nông nghiệp có tác dụng hạ phèn, khử trùng làm tăng khả năng đệm của nước và có thể dùng được với số lượng lớn do không ảnh hưởng nhiều đến pH của nước. Vôi nông nghiệp nên dùng để cải tạo ao và những ao đang nuôi trồng.

2. Vôi tôi hay vôi ngậm nước: Có công thức hóa học là Ca(OH)2 được sản xuất bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao (khoảng 900oC) sau đó tôi với nước.

Quá trình được minh họa theo những phương trình phản ứng sau:

CaCO3—>CaO+CO2

CaO+ H2O–>Ca(OH)2

3. Đá vôi hay vôi sống có công thức hóa học là CaO: có tác dụng tăng pH mạnh chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi cá tôm.

4. Vôi đen hay Dolomite: Có công thức hóa học là CaMg(CO3)2, hàm lượng Mg chiếm khoảng 4%. Vôi đen có tác dụng hạ phèn và tăng hệ đệm cho nước. Được dùng với ao đang nuôi. Ngoài Canxi ra thì vôi đen còn cung cấp thêm magiê là một nguyên tố vi khoáng tốt cho tôm cá. Nhược điểm là loại vôi này có giá thành khá đắt.

Cách sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản tùy vào thời điểm, nhu cầu để sử dụng loại vôi phù hợp:

1. Vôi dùng trong cải tạo ao nuôi:

Thường sử dụng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2 với liều lượng từ 10-15 kg/100m2. Nếu ao có độ phèn cao (pH <5) thì nên sử dụng vôi sống CaO để xử phèn hiệu quả.

2. Dùng vôi để hạ phèn:

Khi ao bị nhiễm phèn do rửa trôi hay xì phèn từ đáy ao sau mưa thì dùng vôi bột với liều lượng như sau:

Đối với ao nuôi cá con:

  • Dùng từ 3 – 4 kg/100 m2 hòa với nước, lắng lấy nước trong tạt xuống ao (thực hiện nhiều lần).

Đối với ao nuôi cá lớn, tôm:

  • Dùng khoảng 1 – 2 kg/100 m2 hòa với nước rồi tạt xuống ao không cần lắng trong.

Đối với bè nuôi cá:

  • Treo bịch, liều dùng từ 2 – 4 kg/10 m3 nước trong bè, treo thành bịch nhỏ đầu dòng chảy

3. Bón vôi để lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo.

Sau những trận mưa thì nước chứa bùn đất, phù xa dồn xuống ao, hồ làm cho nước ao trở nên đục; Sự chiếu sáng vào nước dưới ao hạn chế kéo theo sự quang hợp của thực vật dưới ao kém, môi trường dưới ao trở nên yếm khí; Để làm nước trở nên trong lại cần dùng khoảng 1 – 2 kg/100 m2 vôi bột CaCO3 hòa với nước và hòa vào toàn bộ diện tích ao.

4. Bón vôi định kỳ:

Thông thường định kỳ từ 10-15 ngày nên bón vôi nông nghiệp vào ao 1 lần với liều lượng 2 – 4 kg/100 m2 để ngăn ngừa dịch, phòng bệnh cho tôm cá.

Nhu cầu về vôi vui lòng liên hệ:

Khoáng sản Bảo Thạch : 0972108638

Zalo : 0911083186

Website1: voihanam.vn

Website2: khoangsanbaothach.com.vn

Gmail: khoangsanbaothach@gmail.com

Địa chỉ : Bút Phong, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Nhà máy: Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam